HƯỚNG DẪN CHO PHỤ HUYNH
Nói chuyện với trẻ em về kỳ thị chủng tộc
Có thể thực hiện được với sự tài trợ từ CT Humanities, Graustein Memorial Fund.
Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng COVID-19, nhiều cuộc tấn công vì lý do chủng tộc đã nhắm vào người Mỹ gốc Á và các cộng đồng châu Á trên toàn cầu. Trẻ em người Mỹ gốc Á cũng phải chạm trán với rất nhiều trường hợp bắt nạt vì kỳ thị chủng tộc liên quan đến COVID. Để hiểu rõ thời điểm hiện tại và sự gia tăng bạo lực chống người châu Á, chúng ta phải nghiên cứu sâu hơn về bản sắc người Mỹ gốc Á, nguồn gốc của sự kỳ thị chủng tộc chống người châu Á và nói chuyện với trẻ em bằng những phương pháp liên quan đến tình trạng bị tổn thương.
Chương trình Tìm hiểu lịch sử người di dân, hợp tác với Tổ chức Phụ huynh vì sự đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (Parents for Diversity, Equity, and Inclusion) của West Hartford, CTvà Tiến sĩ Jenny Wang, đã tổ chức một hội thảo nói chuyện với trẻ em về bản sắc người Mỹ gốc Á và sự kỳ thị chủng tộc. Tài liệu hướng dẫn này phản ảnh các cuộc nói chuyện trong hội thảo đó và trình bày các công cụ bổ túc để hướng dẫn cha mẹ, phụ huynh và những người lớn khác cách nói chuyện với trẻ em về bản sắc của trẻ và hiểu các khía cạnh phức tạp của sự kỳ thị chủng tộc. Cuộc hội thảo và tài liệu hướng dẫn này được thực hiện qua sự hỗ trợ của Hội đồng Nhân văn Connecticut.
Các thập niên 1800 -1930: Những người Mỹ gốc Á đầu tiên
Người Mỹ gốc Á có lịch sử lâu đời ở Mỹ. Hồ sơ ghi nhận sớm nhất về người châu Á ở châu Mỹ có từ những năm 1500! Các cộng đồng người Mỹ gốc Á đầu tiên được thành lập vào những thập niên 1800, cùng thời điểm với sự di dân ồ ạt từ Tây Âu và Bắc Âu.
Làn sóng di cư lớn đầu tiên của người châu Á đến Mỹ diễn ra vào cuối những năm 1800, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu lao động trong nước. Hàng ngàn đàn ông Trung Quốc đã được tuyển mộ để làm công việc xây dựng các tuyến đường sắt ở bên Bờ Tây và được thuê làm thợ mỏ trong thời kỳ Cơn sốt vàng. Công nhân Nhật Bản và Hàn Quốc được tuyển mộ đến Hawaii để làm việc tại các đồn điền đường.
Đàn ông Nam Á từ vùng Punjab và Bengali đến Hoa Kỳ và làm việc trong các nhà máy, trang trại và đường sắt. Nhiều người đã ở trong các thuộc địa của Anh ở vùng Caribe với tư cách là nô lệ khế ước. Sau khi Phi Luật Tân trở thành thuộc địa vào năm 1898, người Phi Luật Tân được tuyển mộ đầu tiên là sinh viên và ngay sau đó là công nhân nông nghiệp ở Hawaii và ngay trên đất liền Hoa Kỳ.
Cuộc sống thời đó ra sao?
Cuộc sống của hầu hết những người di dân châu Á rất khó khăn. Họ phải đối mặt với sự kỳ thị, bạo lực và vô cùng khó khăn về tài chánh. Vì nhiều người được chủ đưa đến Mỹ, họ thường phải mất nhiều năm làm việc để trả “nợ” trước khi kiếm được tiền. Họ được trả lương thấp hơn công nhân da trắng và làm những công việc nguy hiểm nhất.
Tuy người di dân châu Á chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số người di dân Hoa Kỳ, sự hiện diện của họ đã gặp phải nhiều bạo lực và bị cho ra ngoài lề xã hội. Các tiểu bang miền Tây thông qua nhiều đạo luật hạn chế nơi người châu Á có thể sinh sống và ai họ có thể kết hôn. Các cuộc bạo động chống người châu Á xảy ra thường xuyên trong cuối thập niên 1800 và đầu những năm 1900, giai đoạn mà nhiều đám đông da trắng giết biết bao người và đuổi vô số cộng đồng châu Á đi nơi khác.
Năm 1882, sau nhiều thập niên mang tinh thần chống Trung Quốc, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Loại trừ Trung Quốc, đạo luật di dân đầu tiên cấm di dân của một sắc tộc hoặc chủng tộc. Đạo luật này cũng cấm người di dân Trung Quốc được có quốc tịch Hoa Kỳ. Đạo luật này chỉ là khởi đầu của một chuỗi các đạo luật chống di dân châu Á càng ngày càng hạn chế.
Làn sóng di cư lớn đầu tiên của người châu Á đến Mỹ diễn ra vào cuối những năm 1800, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu lao động trong nước. Hàng ngàn đàn ông Trung Quốc đã được tuyển mộ để làm công việc xây dựng các tuyến đường sắt ở bên Bờ Tây và được thuê làm thợ mỏ trong thời kỳ Cơn sốt vàng. Công nhân Nhật Bản và Hàn Quốc được tuyển mộ đến Hawaii để làm việc tại các đồn điền đường.
Đàn ông Nam Á từ vùng Punjab và Bengali đến Hoa Kỳ và làm việc trong các nhà máy, trang trại và đường sắt. Nhiều người đã ở trong các thuộc địa của Anh ở vùng Caribe với tư cách là nô lệ khế ước. Sau khi Phi Luật Tân trở thành thuộc địa vào năm 1898, người Phi Luật Tân được tuyển mộ đầu tiên là sinh viên và ngay sau đó là công nhân nông nghiệp ở Hawaii và ngay trên đất liền Hoa Kỳ.
Cuộc sống thời đó ra sao?
Cuộc sống của hầu hết những người di dân châu Á rất khó khăn. Họ phải đối mặt với sự kỳ thị, bạo lực và vô cùng khó khăn về tài chánh. Vì nhiều người được chủ đưa đến Mỹ, họ thường phải mất nhiều năm làm việc để trả “nợ” trước khi kiếm được tiền. Họ được trả lương thấp hơn công nhân da trắng và làm những công việc nguy hiểm nhất.
Tuy người di dân châu Á chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số người di dân Hoa Kỳ, sự hiện diện của họ đã gặp phải nhiều bạo lực và bị cho ra ngoài lề xã hội. Các tiểu bang miền Tây thông qua nhiều đạo luật hạn chế nơi người châu Á có thể sinh sống và ai họ có thể kết hôn. Các cuộc bạo động chống người châu Á xảy ra thường xuyên trong cuối thập niên 1800 và đầu những năm 1900, giai đoạn mà nhiều đám đông da trắng giết biết bao người và đuổi vô số cộng đồng châu Á đi nơi khác.
Năm 1882, sau nhiều thập niên mang tinh thần chống Trung Quốc, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Loại trừ Trung Quốc, đạo luật di dân đầu tiên cấm di dân của một sắc tộc hoặc chủng tộc. Đạo luật này cũng cấm người di dân Trung Quốc được có quốc tịch Hoa Kỳ. Đạo luật này chỉ là khởi đầu của một chuỗi các đạo luật chống di dân châu Á càng ngày càng hạn chế.
Năm 1907, Hoa Kỳ đã ký Thỏa ước Quân tử để hạn chế người Nhật di dân. Năm 1917, Đạo luật Khu vực cấm người châu Á được thông qua nhằm cấm hầu hết mọi người di dân từ Trung Đông đến Đông Nam Á. Sau cùng, Đạo luật Di dân ban hành năm 1924, thiết lập hạn ngạch cho những người di dân không phải là người Tây Âu, cấm tất cả những người di dân từ châu Á.
Ngay từ đầu, người Mỹ gốc Á đã phản ứng lại sự ngược đãi bằng cách đấu tranh cho quyền lợi của họ. Các cuộc chiến đấu của họ đã dẫn đến việc thiết lập các nguyên tắc quan trọng của Mỹ. Thí dụ, một người Mỹ gốc Hoa 18 tuổi tên là Wong Kim Ark đã thách thức việc chính phủ từ chối không công nhận ông là công dân mặc dù ông sinh ra tại đây. Danh nghĩa cuộc tranh đấu của ông là tất cả mọi người sinh ra ở Mỹ đều là công dân Mỹ. |
Các thập niên 1940-1960: Một thế hệ mới
Vào đầu thế kỷ 20, một thế hệ người Mỹ gốc Á mới xuất hiện. Trong Thế chiến thứ hai, vô số người Mỹ gốc Á đã phục vụ trong nỗ lực chiến tranh, ngay cả khi người Mỹ gốc Nhật bị giam trong các trại tập trung vì sắc tộc của họ và lòng trung thành của họ đối với Hoa Kỳ bị nghi ngờ.
Người Mỹ gốc Á tiếp tục đấu tranh cho bình đẳng và công lý. Fred Korematsu phản đối chiến dịch Tập trung và giam cầm người Nhật trước tòa và thành viên tổ chức No-No Boys từ chối tham gia nghĩa vụ quân sự để phản đối việc giam cầm những người Mỹ gốc Nhật trong các trại tập trung. Để chống lại nạn bóc lột sức lao động, Larry Itliong, Philip Vera Cruz và các công nhân Phi Luật Tân khác đã tổ chức Cuộc bãi công Delano Grape Strike với Cesar Chavez và những công nhân lao động người Mễ Tây Cơ và thành lập Liên minh công nhân nông trại thống nhất.
Dân số người Mỹ gốc Á cũng tăng lên sau Thế chiến thứ hai. Đến năm 1952, Đạo luật Loại trừ Trung Quốc bị bãi bỏ, và luật pháp được sửa đổi để cho phép những người di dân không phải là người da trắng nhập quốc tịch, mở đường cho những người di dân châu Á trở thành công dân. Hoa Kỳ cũng bắt đầu một Chương trình Trao cho phép một số nhỏ các chuyên gia và công nhân lành nghề từ châu Á, bao gồm một số y tá người Phi Luật Tân vào Hoa Kỳ.
Người Mỹ gốc Á tiếp tục đấu tranh cho bình đẳng và công lý. Fred Korematsu phản đối chiến dịch Tập trung và giam cầm người Nhật trước tòa và thành viên tổ chức No-No Boys từ chối tham gia nghĩa vụ quân sự để phản đối việc giam cầm những người Mỹ gốc Nhật trong các trại tập trung. Để chống lại nạn bóc lột sức lao động, Larry Itliong, Philip Vera Cruz và các công nhân Phi Luật Tân khác đã tổ chức Cuộc bãi công Delano Grape Strike với Cesar Chavez và những công nhân lao động người Mễ Tây Cơ và thành lập Liên minh công nhân nông trại thống nhất.
Dân số người Mỹ gốc Á cũng tăng lên sau Thế chiến thứ hai. Đến năm 1952, Đạo luật Loại trừ Trung Quốc bị bãi bỏ, và luật pháp được sửa đổi để cho phép những người di dân không phải là người da trắng nhập quốc tịch, mở đường cho những người di dân châu Á trở thành công dân. Hoa Kỳ cũng bắt đầu một Chương trình Trao cho phép một số nhỏ các chuyên gia và công nhân lành nghề từ châu Á, bao gồm một số y tá người Phi Luật Tân vào Hoa Kỳ.
Các thập niên 1950 -1970: Trở thành người Mỹ gốc Á
Trong suốt những năm 1960, người Mỹ gốc Á tích cực tham gia các cuộc đấu tranh đòi công lý với các cộng đồng khác. Họ tham gia vào phong trào dân quyền, giải phóng phụ nữ và các cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam. Thí dụ, Grace Lee Boggs và Yuri Kochiyama đã làm việc nhiều với các nhà lãnh đạo Da đen trong Phong trào Dân quyền. Patsy Mink, người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên được bầu vào Quốc hội năm 1956, ủng hộ quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em.
Các nhà hoạt động dân quyền cũng kêu gọi cải cách luật di dân, nêu lên cội nguồn của sự kỳ thị chủng tộc của luật di dân. Sự tranh đấu bảo vện quyền lợi của họ đã dẫn đến việc thông qua Đạo luật Di dân và Quốc tịch ban hành năm 1965. Đạo luật này đã chấm dứt bao nhiêu giai đoạn loại trừ trước đây dựa trên chủng tộc và thiết lập một hệ thống mới căn cứ trên việc làm, đoàn tụ gia đình và yêu cầu tị nạn. Đạo luật này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng di dân từ Châu Á, Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi.
Các nhà hoạt động dân quyền cũng kêu gọi cải cách luật di dân, nêu lên cội nguồn của sự kỳ thị chủng tộc của luật di dân. Sự tranh đấu bảo vện quyền lợi của họ đã dẫn đến việc thông qua Đạo luật Di dân và Quốc tịch ban hành năm 1965. Đạo luật này đã chấm dứt bao nhiêu giai đoạn loại trừ trước đây dựa trên chủng tộc và thiết lập một hệ thống mới căn cứ trên việc làm, đoàn tụ gia đình và yêu cầu tị nạn. Đạo luật này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng di dân từ Châu Á, Châu Mỹ La-tinh và Châu Phi.
Bản sắc người Mỹ gốc Á, và phong trào Yellow Power (Quyền lực da vàng), được hình thành qua sự hoạt động tích cực và ảnh hưởng của các phong trào xã hội khác như dân quyền, phong trào Black Power (Quyền lực da đen) và các cuộc biểu tình phản chiến. Yuji Ichioka và Emma Gee thành lập Liên minh chính trị người Mỹ gốc Á vào năm 1968 tại Berkeley và ảnh hưởng mạnh cho các tổ chức tương tự từ New York đến Hawaii. Sinh viên người Mỹ gốc Á, người Mỹ gốc Phi châu, người Chicano và người Mỹ bản xứ đã cùng nhau tham gia Mặt trận Giải phóng Thế giới thứ ba để đòi hỏi các chương trình giáo dục chú trọng đến lịch sử và kinh nghiệm của người da màu.
|
Thập niên 1970 cho đến nay: Cộng đồng phát triển
Từ năm 1975 đến 2010, 1.2 triệu người Việt Nam, Lào, Hmong và Campuchia đến Mỹ, trong đó có nhiều người tị nạn. Những nỗ lực ban đầu để tiếp nhận người tị nạn vào cuối những năm 1970 đã dẫn đến phản ứng dữ dội chống người di dân, gồm cả bạo lực và đuổi người di dân ra khỏi nơi họ định cư. Cuộc tranh luận công khai đã dẫn đến việc thông qua Đạo luật Người tị nạn năm 1980, và đạo luật này đưa ra những hạn chế về số người tị nạn và kiểm soát nơi họ được định cư theo khu vực địa lý. Tuy thế, nhiều cộng đồng Đông Nam Á đã hình thành mạnh mẽ, như cộng đồng người Hmong ở Minnesota.
Trong những năm 1980, 7.34 triệu người di dân đến Hoa Kỳ, hơn 80% từ châu Á và châu Mỹ La-tinh. Đạo luật năm 1965 nhấn mạnh việc công nhận các chuyên gia có trình độ học vấn và nhiều người di dân từ châu Á đến làm công nhân để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghệ và y tế đang bùng phát tại Hoa Kỳ.
Ngày nay, người Mỹ gốc Á chiếm tỷ lệ nhân khẩu tăng nhanh nhất trong nhóm dân số đi bầu và ngày càng hưởng được nhiều quyền lực chính trị cũng như sự có mặt trong quần chúng. Lịch sử này cho chúng ta biết rằng người Mỹ gốc Á chưa bao giờ im lặng trong cuộc chiến đấu tranh cho bình đẳng và công lý. Những thế hệ mới của người Mỹ gốc Á tiếp tục kêu gọi mức đại diện cao hơn, tham gia vào các vấn đề cộng đồng và đoàn kết trong việc đối đầu với tệ nạn kỳ thị chủng tộc.
Trong những năm 1980, 7.34 triệu người di dân đến Hoa Kỳ, hơn 80% từ châu Á và châu Mỹ La-tinh. Đạo luật năm 1965 nhấn mạnh việc công nhận các chuyên gia có trình độ học vấn và nhiều người di dân từ châu Á đến làm công nhân để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghệ và y tế đang bùng phát tại Hoa Kỳ.
Ngày nay, người Mỹ gốc Á chiếm tỷ lệ nhân khẩu tăng nhanh nhất trong nhóm dân số đi bầu và ngày càng hưởng được nhiều quyền lực chính trị cũng như sự có mặt trong quần chúng. Lịch sử này cho chúng ta biết rằng người Mỹ gốc Á chưa bao giờ im lặng trong cuộc chiến đấu tranh cho bình đẳng và công lý. Những thế hệ mới của người Mỹ gốc Á tiếp tục kêu gọi mức đại diện cao hơn, tham gia vào các vấn đề cộng đồng và đoàn kết trong việc đối đầu với tệ nạn kỳ thị chủng tộc.
ĐỊNH KIẾN: Ý nghĩ hoặc thái độ tiêu cực đối với một người hoặc một nhóm người, thường dựa trên những khái quát hoặc khuôn mẫu không bằng chứng.
KỲ THỊ: Khi định kiến biến thành hành động. Đối xử bất bình đẳng dựa trên chủng tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, khuynh hướng tình dục, khả năng, tôn giáo và nhiều hình thức khác.
KỲ THỊ CHỦNG TỘC: Sự kết hợp giữa định kiến chủng tộc và quyền lực. Kỳ thị chủng tộc là một hệ thống phức tạp của các ý nghĩ và hành vi cá nhân và thể chế, dựa trên giả định rằng da trắng là trên hết. Hành động này dẫn đến việc áp bức người da màu và lợi ích cho nhóm thống trị là người da trắng.
HÀNH VI HIẾP ĐÁP: Kinh nghiệm cá nhân về kỳ thị chủng tộc, thí dụ như những gì một đứa trẻ có thể phải gặp ở trường. Hiếp đáp là những hành vi nhỏ hoặc xúc phạm bằng lời nói hoặc không lời và có thể là cố ý hoặc không cố ý. Những hành vi này mang tính cách tiêu cực nhắm vào người khác dựa trên chủng tộc, v.v.
ĐỊNH KIẾN VỀ LOẠI NGƯỜI: ý nghĩ được phổ biến rộng rãi về một nhóm người dựa trên thông tin khái quát phóng đại hoặc đơn giản hóa quá mức
KỲ THỊ: Khi định kiến biến thành hành động. Đối xử bất bình đẳng dựa trên chủng tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, khuynh hướng tình dục, khả năng, tôn giáo và nhiều hình thức khác.
KỲ THỊ CHỦNG TỘC: Sự kết hợp giữa định kiến chủng tộc và quyền lực. Kỳ thị chủng tộc là một hệ thống phức tạp của các ý nghĩ và hành vi cá nhân và thể chế, dựa trên giả định rằng da trắng là trên hết. Hành động này dẫn đến việc áp bức người da màu và lợi ích cho nhóm thống trị là người da trắng.
HÀNH VI HIẾP ĐÁP: Kinh nghiệm cá nhân về kỳ thị chủng tộc, thí dụ như những gì một đứa trẻ có thể phải gặp ở trường. Hiếp đáp là những hành vi nhỏ hoặc xúc phạm bằng lời nói hoặc không lời và có thể là cố ý hoặc không cố ý. Những hành vi này mang tính cách tiêu cực nhắm vào người khác dựa trên chủng tộc, v.v.
ĐỊNH KIẾN VỀ LOẠI NGƯỜI: ý nghĩ được phổ biến rộng rãi về một nhóm người dựa trên thông tin khái quát phóng đại hoặc đơn giản hóa quá mức
Định kiến nhắm vào người Mỹ gốc Á
Vĩnh viễn là người ngoại quốc
Định kiến "Vĩnh viễn là người ngoại quốc" cho rằng tất cả người châu Á đương nhiên là đến từ một nơi nào đó bên ngoài Hoa Kỳ hoặc từ nước ngoài. Thí dụ: một người Mỹ gốc Á được hỏi “Bạn thực sự từ đâu đến”, khi người đó trả lời rằng họ là người Mỹ. Một người Mỹ gốc Á bị biểu phải “đi về xứ sở của họ” hoặc cho rằng họ bị bệnh COVID-19 là vì họ đến từ Trung Quốc.
Định kiến này ngụ ý rằng người châu Á không bao giờ được xem là một phần của bản sắc Hoa Kỳ, vốn thường được xác định là người gốc Tây Âu. Điều này đã biểu hiện bằng nhiều hình thức bạo lực, vì khi quý vị bị coi là không phải người Mỹ, quý vị cũng có thể bị coi là nguy hiểm, không trung thành và vô đạo đức. Thí dụ của những trường hợp này bao gồm việc giam giữ tất cả người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ hai vì sợ họ là gián điệp, tình trạng của chứng sợ đạo Hồi và những tội ác vì lý do căm thù đối với những người có danh tánh là Nam Á, Hồi giáo hoặc da nâu sau Cuộc tấn công 9-11, và gần đây nhất là những lời lẽ mang đầy thù hằn và những cuộc tấn công giận dữ đối với người châu Á trong đại dịch COVID-19.
Huyền thoại người thiểu số kiểu mẫu
Huyền thoại này là ý nghĩ chung là tất cả người châu Á đều thành công, im lặng và dễ bảo. Thoạt nghe, huyền thoại này như là một mẫu mực "xuất sắc". Nhưng thật ra, huyền thoại có nguồn gốc xấu và đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại.
Thứ nhất, ý nghĩ cho rằng người châu Á “dễ bảo” và “im lặng" đã có từ những năm 1800. Đàn ông châu Á được xem là có ít “nam tính” và nhiều nữ tính hơn. Người di dân châu Á cũng bị cấm có tiếng nói: họ không được đi bầu, họ bị kỳ thị nặng nề, và sự sống còn của họ thường phụ thuộc vào chủ nhân vì tình trạng di dân của họ.
Định kiến "Vĩnh viễn là người ngoại quốc" cho rằng tất cả người châu Á đương nhiên là đến từ một nơi nào đó bên ngoài Hoa Kỳ hoặc từ nước ngoài. Thí dụ: một người Mỹ gốc Á được hỏi “Bạn thực sự từ đâu đến”, khi người đó trả lời rằng họ là người Mỹ. Một người Mỹ gốc Á bị biểu phải “đi về xứ sở của họ” hoặc cho rằng họ bị bệnh COVID-19 là vì họ đến từ Trung Quốc.
Định kiến này ngụ ý rằng người châu Á không bao giờ được xem là một phần của bản sắc Hoa Kỳ, vốn thường được xác định là người gốc Tây Âu. Điều này đã biểu hiện bằng nhiều hình thức bạo lực, vì khi quý vị bị coi là không phải người Mỹ, quý vị cũng có thể bị coi là nguy hiểm, không trung thành và vô đạo đức. Thí dụ của những trường hợp này bao gồm việc giam giữ tất cả người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ hai vì sợ họ là gián điệp, tình trạng của chứng sợ đạo Hồi và những tội ác vì lý do căm thù đối với những người có danh tánh là Nam Á, Hồi giáo hoặc da nâu sau Cuộc tấn công 9-11, và gần đây nhất là những lời lẽ mang đầy thù hằn và những cuộc tấn công giận dữ đối với người châu Á trong đại dịch COVID-19.
Huyền thoại người thiểu số kiểu mẫu
Huyền thoại này là ý nghĩ chung là tất cả người châu Á đều thành công, im lặng và dễ bảo. Thoạt nghe, huyền thoại này như là một mẫu mực "xuất sắc". Nhưng thật ra, huyền thoại có nguồn gốc xấu và đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại.
Thứ nhất, ý nghĩ cho rằng người châu Á “dễ bảo” và “im lặng" đã có từ những năm 1800. Đàn ông châu Á được xem là có ít “nam tính” và nhiều nữ tính hơn. Người di dân châu Á cũng bị cấm có tiếng nói: họ không được đi bầu, họ bị kỳ thị nặng nề, và sự sống còn của họ thường phụ thuộc vào chủ nhân vì tình trạng di dân của họ.
Trong những năm 1950 và 60, quan điểm về người Mỹ gốc Á thay đổi với luật di dân mới chấp thuận cho người gốc Á di dân để đáp ứng nhu cầu công việc trong các ngành kỹ thuật và y tế. Người châu Á được mô tả là thành công về tài chánh và im lặng là một cách để chỉ trích các cuộc biểu tình và đấu tranh của Phong trào Dân quyền. Huyền thoại người thiểu số kiểu mẫu có nguồn gốc là vũ khí chống lại những người da màu khác và tiếp tục được sử dụng để biện hộ cho sự từ chối trợ giúp tài chánh và cung cấp dịch vụ cũng như để kiểm soát quá độ những cộng đồng da màu khác.
|
Huyền thoại người thiểu số kiểu mẫu cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người Mỹ gốc Á. Huyền thoại này khiến cho nhu cầu của người Mỹ gốc Á trở nên vô hình và xóa mất tính đa dạng của cộng đồng người Mỹ gốc Á. Người thiểu số kiểu mẫu được xem là hoàn toàn thuộc tầng lớp trung lưu cao và “không cần trợ giúp”, vì vậy các nguồn hỗ trợ và dịch vụ không được phân phối cho các cộng đồng người Mỹ gốc Á đúng theo tỷ lệ. Khi trẻ em châu Á bị bắt nạt, thầy cô thường không nhận ra đó là hành vi kỳ thị chủng tộc và ngó lơ. Huyền thoại này cũng khiến cho người Mỹ gốc Á không được đưa lên các vị trí lãnh đạo, vì họ thường xem là quá im lặng và tuân thủ.
Hy vọng là quý vị và con em quý vị đã bắt đầu nói chuyện về chủng tộc ở nhà qua sách vở, hay những tài liệu phù hợp với lứa tuổi, và những cuộc nói chuyện quanh ý tưởng rằng đôi khi người ta chỉ dùng những gì thấy được bên ngoài để đánh giá người khác. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng rằng quý vị đã chia sẻ nền tảng văn hóa của quý vị với con em quý vị qua những việc như học ngôn ngữ, kể những câu chuyện về quê hương của quý vị và khám phá các nghi lễ, thực phẩm và nhiều khía cạnh khác về di sản dân tộc của quý vị.
Ngay cả khi quý vị đã làm nhiều điều để chia sẻ nền tảng văn hóa và chủng tộc của mình, khi con em quý vị gặp phải một tình cảnh kỳ thị chủng tộc hoặc trong tiếp xúc nào đó mà kỳ thị chủng tộc xảy ra, phản ứng đầu tiên của quý vị có thể vẫn là sốc và phẫn nộ. Những sự kiện này đáng sợ cho cả trẻ em và phụ huynh, và quý vị có thể cảm thấy không hiểu được vì sao lại xảy ra hoặc không biết làm thế nào để giúp con em mình ứng phó với sự việc.
Mục đích của tài liệu hướng dẫn này là cung cấp các bước dễ thực hiện để giúp quý vị và con em quý vị trải qua kinh nghiệm không hay này với sự cảm thông, biết lo cho mình và sự kiên nhẫn. Quý vị có thể áp dụng bốn bước sau đây làm điểm khởi đầu trong cách đáp ứng của mình.
Ngay cả khi quý vị đã làm nhiều điều để chia sẻ nền tảng văn hóa và chủng tộc của mình, khi con em quý vị gặp phải một tình cảnh kỳ thị chủng tộc hoặc trong tiếp xúc nào đó mà kỳ thị chủng tộc xảy ra, phản ứng đầu tiên của quý vị có thể vẫn là sốc và phẫn nộ. Những sự kiện này đáng sợ cho cả trẻ em và phụ huynh, và quý vị có thể cảm thấy không hiểu được vì sao lại xảy ra hoặc không biết làm thế nào để giúp con em mình ứng phó với sự việc.
Mục đích của tài liệu hướng dẫn này là cung cấp các bước dễ thực hiện để giúp quý vị và con em quý vị trải qua kinh nghiệm không hay này với sự cảm thông, biết lo cho mình và sự kiên nhẫn. Quý vị có thể áp dụng bốn bước sau đây làm điểm khởi đầu trong cách đáp ứng của mình.
Bước 1: Điều chỉnh cảm xúc và thể chất
Một trong những điều quan trọng nhất mà đứa trẻ cần cảm nhận sau một sự việc kỳ thị chủng tộc là đứa trẻ vẫn an toàn. Nếu con em quý vị bị khó chịu vì sự việc này, hãy cho các em đủ thời gian để cảm nhận và hiểu được cảm xúc của các em. Khuyến khích các em dùng nhiều hình thức thể hiện cảm xúc hữu hiệu như viết nhật ký, vẽ, vẽ tranh, khiêu vũ, chơi nhạc, v.v. Đôi khi những vấn đề này có thể quá khó để nói chuyện trực tiếp, vì vậy nên nói về những vấn đề này trong khi đang chơi giải câu đố, đi dạo, v.v., có thể giúp giảm bớt mức khó khăn. |
Bước 2: Điều tra
Cùng con em của quý vị làm thám tử. Cùng nhau xem lại những gì đã xảy ra và những điều này đã làm cho em cảm thấy như thế nào. Hãy cố gắng tìm hiểu mọi khía cạnh của tình cảnh. Cùng nhau suy nghĩ về những điều gì khác hoặc lý do nào khác có thể giải thích tại sao người đó lại có thái độ kỳ thị chủng tộc đối với các em. Đừng hăm hở chỉ trích hay phán xét, ngay cả khi con em quý vị có thể là bên đã sai hoặc là người trong cuộc đánh nhau; khoảng thời gian này là để suy nghĩ một cách cởi mở và khám phá vấn đề. Đừng bước sang bước này cho đến khi nào cả quý vị và con em quý vị đã bình tĩnh lại. Quý vị sẽ biết con em quý vị đã bình tĩnh lại khi các em không còn giận dữ, buồn bã, thu mình, v.v. Hãy cho các emg đủ thời gian cần thiết để tự điều chỉnh cảm xúc của em. |
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Bây giờ chúng ta hãy hướng về tương lai. Quý vị và/hoặc con em quý vị cần làm gì tiếp? Con em quý vị muốn làm gì khác khi một tình cảnh kỳ thị chủng tộc lại xảy ra? Cho phép con em quý vị suy nghĩ và tự đưa ra những phương pháp giải quyết. Bước này là cơ hội để con em quý vị nắm quyền tự quyết và tự nảy sinh ý tưởng về những gì các em có thể làm trong tương lai. Đừng cấm đoán hay kiểm soát ý tưởng của con em quý vị và hoan nghênh mọi ý kiến, cả xấu lẫn tốt. Khi quý vị đã có danh sách một số các phương pháp, hãy xem qua từng phương pháp và khuyến khích con em quý vị suy nghĩ về các ưu điểm và khuyết điểm. Thể thức thu hẹp dần cách thức giải quyết này giúp trẻ tham gia tiến trình quyết định và khuyến khích trẻ hiểu và đánh giá một cách có hệ thống cách phản ứng của mình. Trong tiến trình này, ưu tiên quan trọng là xem hành động đó có bảo vệ được sự an toàn, phẩm giá và sự tự do của con em quý vị hay không. |
Bước 4: Thực tập
Hãy cùng thực tập! Tại thời điểm xảy ra tình cảnh kỳ thị chủng tộc, con em quý vị sẽ bị căng thẳng. Tâm trí của các em có thể trở nên trống rỗng, và cơ thể của họ có thể rơi vào trạng thái chiến đấu, bỏ chạy hoặc bất động vì hoảng hốt. Các em sẽ dễ dàng nhớ và thực hiện hành động đã chuẩn bị sẵn nếu quý vị cùng các em tập dợt trước trong một không gian an toàn. Thay nhau đóng tuồng thực hiện những hành động đã chọn và xem trẻ cảm thấy thế nào về cách đáp ứng đó. Nếu cảm thấy không được, hãy thử tập những cách đáp ứng đã chọn khác. |
Tình cảnh giả dụ số 1: Ở trường
Con gái của quý vị, đang học trung học cấp 2, đi học về nhà bị buồn vì bạn nào đó đã chọc em, gọi em là "mắt xếch". Em nói với thầy cô và thầy cô nói rằng bạn đó có thể không cố ý và "chỉ đang trêu chọc". Quý vị không rõ là con gái mình có hiểu câu đó là kỳ thị chủng tộc hay không nhưng rõ ràng em rất buồn vì điều đó.
Bước 1: Điều chỉnh cảm xúc và thể chất
Hãy nói cho con em quý vị biết rằng em vẫn an toàn và xác nhận nỗi buồn con em quý vị đang trải qua. Bạn nào đó đã nói xấu em và việc cảm thấy khó chịu khi bị ai nói xấu là chuyện bình thường. Hãy cho em biết rằng quý vị sẵn sàng nói chuyện với em về những gì đã xảy ra. Nếu có thể, đừng để cảm xúc của chính mình lèo lái cuộc nói chuyện này mà hãy để con em quý vị làm nhân vật chính trong câu chuyện, ngay cả khi quý vị cảm thấy khó chịu hơn em. Nếu em vẫn còn buồn, hãy thử cho em làm một điều gì đó thực tế hơn, như viết nhật ký, vẽ hoặc chơi nhạc.
Hãy nói cho con em quý vị biết rằng em vẫn an toàn và xác nhận nỗi buồn con em quý vị đang trải qua. Bạn nào đó đã nói xấu em và việc cảm thấy khó chịu khi bị ai nói xấu là chuyện bình thường. Hãy cho em biết rằng quý vị sẵn sàng nói chuyện với em về những gì đã xảy ra. Nếu có thể, đừng để cảm xúc của chính mình lèo lái cuộc nói chuyện này mà hãy để con em quý vị làm nhân vật chính trong câu chuyện, ngay cả khi quý vị cảm thấy khó chịu hơn em. Nếu em vẫn còn buồn, hãy thử cho em làm một điều gì đó thực tế hơn, như viết nhật ký, vẽ hoặc chơi nhạc.
Bước 2: Điều tra
Ở giai đoạn này, quý vị muốn nói về những gì đã xảy ra và tìm hiểu thêm chi tiết.
Ở giai đoạn này, quý vị muốn nói về những gì đã xảy ra và tìm hiểu thêm chi tiết.
Bản đối thoại mẫu:
“Mẹ/Cha thấy rõ là con đang vô cùng bực bội vì những gì bạn con đã nói với con. Chúng ta không hiểu được điều gì đã khiến bạn con nói như vậy với con, nhưng mình biết rằng điều đó là sai. Khi Mẹ/Cha bằng tuổi con, chuyện tương tự cũng có xảy ra cho Mẹ/Cha và Mẹ/Cha nhớ mình cũng cảm thấy rất buồn. [Chia sẻ về câu chuyện của riêng quý vị với nổi lòng bị tổn thương vì lý do chủng tộc phù hợp với lứa tuổi].” “Đôi khi người ta nghe những ác ý từ người khác và chỉ lặp lại mà thôi, nhưng không ai sinh ra đời đã nghĩ điều ác. Tổ tiên của chúng ta và người Mỹ gốc Á trong suốt lịch sử không được đối xử bình đẳng. Nhiều khi người ta sợ nhiều thứ hoặc sợ người mà họ không quen. Trong cuộc đời của con, nhiều người sẽ nói nhiều điều với con và con sẽ phải quyết định xem những điều gì con muốn giữ trong lòng. Chỉ vì ai đó nói điều gì đó không đúng về con không có nghĩa là điều đó đúng, và vì vậy mình cần phải đặt vấn đề với những lời nói đó." |
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Bây giờ quý vị đã hiểu rõ ràng về những gì đã xảy ra, hãy khuyến khích con em quý vị suy nghĩ về những điều cần làm tiếp theo hoặc những gì con em quý vị có thể làm tại thời điểm này. Cho phép con em quý vị nghĩ ra đủ loại ý tưởng, dù tốt hay xấu, và đừng kiểm soát ý tưởng của con em quý vị ngay cả khi ý tưởng đó có vẻ không xây dựng.
Một số thí dụ về những ý tưởng tốt và xấu có thể xảy ra, TẤT CẢ đều chấp nhận được cho đứa trẻ suy nghĩ:
Khi quý vị đã thực hiện danh sách những phản ứng có thể xảy ra, bây giờ hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ về từng lựa chọn và quyết định xem hành động này có phải là một ý tưởng tốt hay không và xem hành động đó có bảo vệ được sự an toàn, phẩm giá và tự do của trẻ hay không. Hỗ trợ trẻ quyết định chọn (các) cách mà các em muốn thực hành trong Giai đoạn 4.
Bây giờ quý vị đã hiểu rõ ràng về những gì đã xảy ra, hãy khuyến khích con em quý vị suy nghĩ về những điều cần làm tiếp theo hoặc những gì con em quý vị có thể làm tại thời điểm này. Cho phép con em quý vị nghĩ ra đủ loại ý tưởng, dù tốt hay xấu, và đừng kiểm soát ý tưởng của con em quý vị ngay cả khi ý tưởng đó có vẻ không xây dựng.
Một số thí dụ về những ý tưởng tốt và xấu có thể xảy ra, TẤT CẢ đều chấp nhận được cho đứa trẻ suy nghĩ:
- Phản ứng bằng cách xác định câu nói này là kỳ thị chủng tộc và yêu cầu bạn kia không được nói như vậy nữa.
- Không phản ứng gì hết và báo với thầy cô.
- Nói chuyện với những người bạn tin tưởng được về tình huống này và cách họ có thể giúp học sinh nếu cuộc tình trạng này xảy ra một lần nữa.
- Đấm học sinh kia.
- Hét vào mặt học sinh kia.
Khi quý vị đã thực hiện danh sách những phản ứng có thể xảy ra, bây giờ hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ về từng lựa chọn và quyết định xem hành động này có phải là một ý tưởng tốt hay không và xem hành động đó có bảo vệ được sự an toàn, phẩm giá và tự do của trẻ hay không. Hỗ trợ trẻ quyết định chọn (các) cách mà các em muốn thực hành trong Giai đoạn 4.
Bước 4: Thực tập
Thực tập đóng vai với con em quý vị những cách mà các em đã chọn và dành thời giờ để hỏi lại sau mỗi cách. Con em quý vị cảm thấy thế nào sau đó? Em có muốn sửa đổi điều gì không? Tiếp tục thực tập từng cách cho đến khi em cảm thấy phù hợp với một trong những cách này.
Thực tập đóng vai với con em quý vị những cách mà các em đã chọn và dành thời giờ để hỏi lại sau mỗi cách. Con em quý vị cảm thấy thế nào sau đó? Em có muốn sửa đổi điều gì không? Tiếp tục thực tập từng cách cho đến khi em cảm thấy phù hợp với một trong những cách này.
Nếu như...?
Sau khi nói chuyện với con em quý vị, quý vị suy nghĩ không biết có nên nói chuyện với thầy cô về tình huống này hay không. Quý vị không biết chắc phải làm sao hoặc thầy cô có thể sẽ trả lời như thế nào.
Những vấn đề quan trọng cần chú ý:
Là cha mẹ, quý vị có trách nhiệm cho sự an toàn và bảo vệ con em quý vị. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn cho phép con em quý vị được quyền quyết định, khi phù hợp theo tuổi phát triển.
Nếu con em quý vị đủ lớn để tự quyết địng, quý vị có thể bắt đầu bằng cách đặt một số câu hỏi.
Là cha mẹ, quý vị có trách nhiệm cho sự an toàn và bảo vệ con em quý vị. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn cho phép con em quý vị được quyền quyết định, khi phù hợp theo tuổi phát triển.
Nếu con em quý vị đủ lớn để tự quyết địng, quý vị có thể bắt đầu bằng cách đặt một số câu hỏi.
- Con muốn làm gì trong tình huống này?
- Con có muốn Mẹ/Cha nói chuyện thêm với thầy cô của con về điều này để họ hiểu điều này đã ảnh hưởng đến con như thế nào không?
- Con có muốn đi cùng Mẹ/Cha hay con muốn Mẹ/Cha làm việc đó mà không cần con có mặt?
- Con có băn khoăn gì về việc Mẹ/Cha thảo luận điều này với thầy cô của con không?
Nếu như...?
Quý vị muốn báo cáo sự việc này với nhà trường, nhưng con gái quý vị thực sự không muốn, nói rằng em sợ những bạn khác biết và trêu chọc em nhiều hơn.
Những vấn đề quan trọng cần chú ý:
Quý vị muốn lắng nghe con em quý vị. Có thể có những khía cạnh của tình huống này mà quý vị chưa hiểu rõ hoặc con em quý vị chưa chia sẻ hết với quý vị. Hãy cởi mở và kiên nhẫn trước sự do dự của con em quý vị. Hãy tò mò và đặt những câu hỏi mở.
Một khi quý vị và con em quý vị đã tìm hiểu chi tiết hơn về sự phản đối hoặc do dự của các em, quý vị nên xem xét những yếu tố sau đây. Hoàn cảnh của mỗi đứa trẻ và bối cảnh nhà trường đặc biệt đối với từng đứa trẻ và sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều. Quyết định về việc có báo cáo hay không nếu đứa trẻ cảm thấy không thoải mái khi làm như vậy rất phức tạp. Cuộc nói chuyện này chỉ để hướng dẫn về các yếu tố quan trọng mà quý vị có thể suy nghĩ khi quyết định vấn đề khó khăn này.
Quý vị muốn lắng nghe con em quý vị. Có thể có những khía cạnh của tình huống này mà quý vị chưa hiểu rõ hoặc con em quý vị chưa chia sẻ hết với quý vị. Hãy cởi mở và kiên nhẫn trước sự do dự của con em quý vị. Hãy tò mò và đặt những câu hỏi mở.
- Con có thể giải thích cho Mẹ/Cha hiểu nỗi lo lắng của con vì sao bạn cùng lớp có thể trêu chọc con nhiều hơn không?
- Việc trêu chọc thường xảy ra khi nào?
- Ưu điểm hoặc nhược điểm của việc báo cáo sự việc này là gì?
- Cái giá phải trả của việc không báo cáo sự việc này như thế nào?
Một khi quý vị và con em quý vị đã tìm hiểu chi tiết hơn về sự phản đối hoặc do dự của các em, quý vị nên xem xét những yếu tố sau đây. Hoàn cảnh của mỗi đứa trẻ và bối cảnh nhà trường đặc biệt đối với từng đứa trẻ và sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều. Quyết định về việc có báo cáo hay không nếu đứa trẻ cảm thấy không thoải mái khi làm như vậy rất phức tạp. Cuộc nói chuyện này chỉ để hướng dẫn về các yếu tố quan trọng mà quý vị có thể suy nghĩ khi quyết định vấn đề khó khăn này.
Sự an toàn: Nếu con em quý vị không an toàn (về thể chất hoặc tâm lý) và quý vị nghĩ rằng con em quý vị không thể tự bảo vệ nếu không được can thiệp, mà có thể đưa đến những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tình cảm, thì chúng ta phải cân nhắc lợi ích và tổn hại của việc không báo cáo. Trẻ em không cảm thấy an toàn về thể chất hoặc tâm lý ở trường sẽ có nguy cơ cao bị suy nhược về sức khỏe tâm thần và khó khăn về tâm lý. An toàn là ưu tiên số một cho con em chúng ta.
Quyền tự quyết: Điều quan trọng khác là con em quý vị phải cảm thấy rằng các em cũng là một phần của tiến trình quyết định về việc các em có nên báo cáo sự việc hay không. Tiến trình quyết định này có thể không diễn ra trong một sớm một chiều. Nếu con em quý vị tiếp tục tranh đấu với nạn bắt nạt hoặc kỳ thị chủng tộc ở trường, điều quan trọng là phải yêu cầu sự giúp đỡ từ chuyên viên sức khỏe tâm thần chuyên môn về trẻ em và thanh thiếu niên để giúp các em phát triển các kỹ năng đối phó, tính quyết đoán và sự tự tin trong những tình huống này. Có thể là theo thời gian và qua cách làm việc với chuyên viên sức khỏe tâm thần, đứa trẻ có thể được cho phép tự quyết nhiều hơn và lúc đó quý vị nên báo cáo. Tùy theo tuổi của trẻ, quyền tự quyết trở thành một phần quan trọng hơn trong tiến trình quyết định. Thí dụ, một đứa bé 6 tuổi sẽ có nhu cầu tự quyết khác với một thiếu niên 15 tuổi.
Sự hỗ trợ của nhà trường: Một điều cần suy nghĩ khác là trường của con em quý vị có đã cho thấy là đã biết, đã nhận thức được và chịu trách nhiệm đối với những vấn đề này hay không. Một số trường được chỉ định "Không phải là nơi hận thù" (https://www.adl.org/who-we-are/our-organization/signature-programs/no-place-for-hate), là một chỉ định được duy trì bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định trong việc tạo ra một môi trường học tập hòa nhập và an toàn cho tất cả học sinh. Những trường này thường có chương trình giảng dạy do cố vấn nhà trường dạy về sự cảm thông, tôn trọng, tử tế và các kỹ năng giao tiếp xã hội khác để thúc đẩy sự tương giao xã hội tốt trong môi trường nhà trường. Nếu quý vị nghĩ rằng trường của quý vị cam kết bảo vệ những học sinh dễ bị tổn thương trong thời gian bị kỳ thị chủng tộc hoặc bắt nạt, điều đó có thể mang lại cho quý vị cảm giác an toàn hơn khi cần báo cáo. Tuy nhiên, nếu trường học của quý vị dường như không cam kết những lý tưởng này, hoặc quý vị không biết chắc chắn, có thể quý vị cần thảo luận thêm về vấn đề này với mạng lưới hỗ trợ xã hội của quý vị, chuyên viên cố vấn sức khỏe tâm thần của con em quý vị (nếu có), hoặc ngay cả bác sĩ nhi khoa của trẻ để được hướng dẫn thêm.
Quyền tự quyết: Điều quan trọng khác là con em quý vị phải cảm thấy rằng các em cũng là một phần của tiến trình quyết định về việc các em có nên báo cáo sự việc hay không. Tiến trình quyết định này có thể không diễn ra trong một sớm một chiều. Nếu con em quý vị tiếp tục tranh đấu với nạn bắt nạt hoặc kỳ thị chủng tộc ở trường, điều quan trọng là phải yêu cầu sự giúp đỡ từ chuyên viên sức khỏe tâm thần chuyên môn về trẻ em và thanh thiếu niên để giúp các em phát triển các kỹ năng đối phó, tính quyết đoán và sự tự tin trong những tình huống này. Có thể là theo thời gian và qua cách làm việc với chuyên viên sức khỏe tâm thần, đứa trẻ có thể được cho phép tự quyết nhiều hơn và lúc đó quý vị nên báo cáo. Tùy theo tuổi của trẻ, quyền tự quyết trở thành một phần quan trọng hơn trong tiến trình quyết định. Thí dụ, một đứa bé 6 tuổi sẽ có nhu cầu tự quyết khác với một thiếu niên 15 tuổi.
Sự hỗ trợ của nhà trường: Một điều cần suy nghĩ khác là trường của con em quý vị có đã cho thấy là đã biết, đã nhận thức được và chịu trách nhiệm đối với những vấn đề này hay không. Một số trường được chỉ định "Không phải là nơi hận thù" (https://www.adl.org/who-we-are/our-organization/signature-programs/no-place-for-hate), là một chỉ định được duy trì bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định trong việc tạo ra một môi trường học tập hòa nhập và an toàn cho tất cả học sinh. Những trường này thường có chương trình giảng dạy do cố vấn nhà trường dạy về sự cảm thông, tôn trọng, tử tế và các kỹ năng giao tiếp xã hội khác để thúc đẩy sự tương giao xã hội tốt trong môi trường nhà trường. Nếu quý vị nghĩ rằng trường của quý vị cam kết bảo vệ những học sinh dễ bị tổn thương trong thời gian bị kỳ thị chủng tộc hoặc bắt nạt, điều đó có thể mang lại cho quý vị cảm giác an toàn hơn khi cần báo cáo. Tuy nhiên, nếu trường học của quý vị dường như không cam kết những lý tưởng này, hoặc quý vị không biết chắc chắn, có thể quý vị cần thảo luận thêm về vấn đề này với mạng lưới hỗ trợ xã hội của quý vị, chuyên viên cố vấn sức khỏe tâm thần của con em quý vị (nếu có), hoặc ngay cả bác sĩ nhi khoa của trẻ để được hướng dẫn thêm.
Tình cảnh giả dụ số 2: Nơi công cộng
Con em quý vị đang học trung học. Trong khi đi mua hàng tạp hóa, con em quý vị, quý vị và ông của em tình cờ gặp một người bạn của gia đình, ông của em và người bạn đó bắt đầu cùng nhau nói tiếng Hindi trong khi con em quý vị đang lắng nghe. Một người da trắng đi đường trố mắt nhìn họ, và nói lớn với mọi người trong cửa hàng "đây là nước Mỹ, phải nói tiếng Anh." Ông của con em quý vị và người bạn của ông có vẻ khó chịu nhưng không nói gì và ngừng nói.
Bước 1 + 2: Điều chỉnh cảm xúc và thể chất + điều tra
Khi quý vị ở trong một không gian an toàn, hãy hỏi con em quý vị về cảm nghĩ của emn. Trong những tình huống mà người lớn không phản ứng, thảo luận hoặc giải quyết những gì đã xảy ra trong sự việc, trẻ em phải tự tìm hiểu mà không có ai giải thích. Trước tiên, chúng ta muốn đánh giá xem đứa trẻ hiểu tình huống như thế nào.
Khi quý vị ở trong một không gian an toàn, hãy hỏi con em quý vị về cảm nghĩ của emn. Trong những tình huống mà người lớn không phản ứng, thảo luận hoặc giải quyết những gì đã xảy ra trong sự việc, trẻ em phải tự tìm hiểu mà không có ai giải thích. Trước tiên, chúng ta muốn đánh giá xem đứa trẻ hiểu tình huống như thế nào.
Bản đối thoại mẫu:
“Này con, chúng ta có thể nói chuyện lúc nãy ở cửa hàng tạp hóa được không? Chuyện xảy ra khiến con cảm thấy thế nào? Thật không may, những tình huống này xảy ra với tất cả mọi người, không chỉ người Mỹ gốc Á. Những gì đang xảy ra là, đôi khi người ta được dạy là sợ và không thích những gì khác biệt hoặc họ không rõ. Nhưng đây không phải là phản ảnh về con hay con người của chúng ta. Điều này cho thấy rằng tình trạng kỳ thị chủng tộc vẫn thường xảy ra và chúng ta cần phải lưu ý điều này khi ra khỏi nhà. Con nghĩ gì về cách chúng ta đối phó? Con có nghĩ làm như thế có lợi ích gì không? ” |
Cho trẻ có thời gian để chấp nhận cảm xúc của em và giải quyết cách em hiểu về tình huống này. Một khi trẻ đã chia sẻ những suy nghĩ của em và bình tĩnh lại, thì chúng ta có thể bắt đầu giúp trẻ hiểu được các khía cạnh khác nhau có thể xảy ra của tình huống. Hãy tò mò và suy nghĩ với con em quý vị về lý do tại sao ai đó có thể nói điều này với ông nội và bạn của ông. Nếu đứa trẻ đủ lớn, quý vị có thể giải thích cho em nghe thuật ngữ “bài ngoại” và cách người Mỹ gốc Á bị người ta sợ trong suốt lịch sử chỉ vì chúng ta bị xem là khác biệt hoặc xa lạ.
Bước 3: Giải quyết vấn đề
Khuyến khích con em quý vị suy nghĩ:
Cùng con em quý vị nghĩ ra nhiều ý tưởng khác nhau trước khi bắt đầu chọn những phương cách phù hợp nhất mà bảo vệ được sự an toàn, phẩm giá và tự do của gia đình quý vị. Sự can thiệp của người ngoại cuộc là một chủ đề quan trọng để thảo luận khi các sự việc kỳ thị chủng tộc phát sinh trong không gian công cộng. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về sự can thiệp của người ngoại cuộc và việc giữ an toàn trong không gian công cộng trong tài liệu hướng dẫn sau: immigranthistory.org/bystander
Khuyến khích con em quý vị suy nghĩ:
- Chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta phản ứng trong lần tới khi tình huống tương tự xảy ra bằng cách nào?
- Con nghĩ chúng ta nên làm gì nếu chúng ta muốn giải quyết tình huống này theo một cách khác?
Cùng con em quý vị nghĩ ra nhiều ý tưởng khác nhau trước khi bắt đầu chọn những phương cách phù hợp nhất mà bảo vệ được sự an toàn, phẩm giá và tự do của gia đình quý vị. Sự can thiệp của người ngoại cuộc là một chủ đề quan trọng để thảo luận khi các sự việc kỳ thị chủng tộc phát sinh trong không gian công cộng. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về sự can thiệp của người ngoại cuộc và việc giữ an toàn trong không gian công cộng trong tài liệu hướng dẫn sau: immigranthistory.org/bystander
Bước 4: Thực tập
Thực tập những phương pháp mà quý vị và con em quý vị đã quyết định và thử áp dụng những gì cảm thấy phù hợp nhất với gia đình quý vị
Thực tập những phương pháp mà quý vị và con em quý vị đã quyết định và thử áp dụng những gì cảm thấy phù hợp nhất với gia đình quý vị
Tình cảnh giả dụ số 3: Khi con em quý vị nói những câu có thành kiến
Con em quý vị đang học tiểu học. Em nói với quý vị, "Con không thích Max," và khi quý vị hỏi tại sao, em trả lời, "bởi vì da bạn ấy đen".
Bước 1 + 2: Điều chỉnh cảm xúc và thể chất + điều tra
Hãy dành một chút thời giiờ để tìm hiểu cảm xúc của con em quý vị trước khi tiếp tục, ngay cả khi bản năng đầu tiên của quý vị là trực tiếp giải quyết câu nói của con em quý vị. Con em quý vị vẫn còn tức giận hoặc khó chịu? Cho em đủ thời giờ để giải quyết những cảm xúc khó chịu này. Nếu cần, hãy thử cho em làm một điều gì đó thực tế hơn, như hít thở sâu, nghe nhạc hay vẽ.
Điều quan trọng là chúng ta không phản ứng bằng cách chỉ trích và đổ lỗi sau khi nghe con mình nói những lời này. Đừng bắt đầu với câu: “Con không được nói như vậy! Đó là kỳ thị chủng tộc!" Thay vào đó, quý vị có thể dùng thời điểm này để dạy con và trước hết, hãy tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy em nói như vậy. Chúng ta muốn khuyến khích con cái chia sẻ một cách cởi mở với chúng ta. Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách đổ lỗi, điều này sẽ khiến con cái chúng ta im lặng và giữ thế thủ. Thay vào đó, chúng ta có thể tiếp tục cởi mở và trở thành một thám tử về lý do tại sao con mình lại nói những lời này.
Hãy dành một chút thời giiờ để tìm hiểu cảm xúc của con em quý vị trước khi tiếp tục, ngay cả khi bản năng đầu tiên của quý vị là trực tiếp giải quyết câu nói của con em quý vị. Con em quý vị vẫn còn tức giận hoặc khó chịu? Cho em đủ thời giờ để giải quyết những cảm xúc khó chịu này. Nếu cần, hãy thử cho em làm một điều gì đó thực tế hơn, như hít thở sâu, nghe nhạc hay vẽ.
Điều quan trọng là chúng ta không phản ứng bằng cách chỉ trích và đổ lỗi sau khi nghe con mình nói những lời này. Đừng bắt đầu với câu: “Con không được nói như vậy! Đó là kỳ thị chủng tộc!" Thay vào đó, quý vị có thể dùng thời điểm này để dạy con và trước hết, hãy tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy em nói như vậy. Chúng ta muốn khuyến khích con cái chia sẻ một cách cởi mở với chúng ta. Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách đổ lỗi, điều này sẽ khiến con cái chúng ta im lặng và giữ thế thủ. Thay vào đó, chúng ta có thể tiếp tục cởi mở và trở thành một thám tử về lý do tại sao con mình lại nói những lời này.
Bước 3 + 4: Giải quyết vấn đề + thực tập
Tuy không muốn làm con xấu hổ nhưng quý vị vẫn cần giúp con em mình hiểu tại sao câu nói này là sai và gây tổn thương. Cố gắng dằn ý nghĩ là muốn bỏ qua những lời như thế, ngay cả khi con em quý vị nói với quý vị trong giai đoạn Điều tra rằng Max đã làm điều gì đó rất tổn thương. Quý vị có thể bắt đầu tạo sự cảm thông ở bước này, nơi quý vị có thể cho con em thấy các giá trị của gia đình và nói lên những gì quý vị áp dụng trong đời. Quý vị có thể giúp con em quý vị tạo tinh thần cảm thông và bắt đầu có những quan điểm ngoài tầm nhìn của các em.
Ngoài việc giải quyết sự việc cụ thể này, quý vị nên nghĩ đến việc cho các em đọc thêm sách và truyện về lịch sử của người da đen và kinh nghiệm của người Mỹ gốc Phi châu. Ngoài ra còn có những cuốn sách dành cho trẻ em dùng phương pháp chống kỳ thị chủng tộc để nói về chủng tộc, sắc tộc và di sản. Xem phần Tài liệu tham khảo để biết một số liên kết hữu ích
Tuy không muốn làm con xấu hổ nhưng quý vị vẫn cần giúp con em mình hiểu tại sao câu nói này là sai và gây tổn thương. Cố gắng dằn ý nghĩ là muốn bỏ qua những lời như thế, ngay cả khi con em quý vị nói với quý vị trong giai đoạn Điều tra rằng Max đã làm điều gì đó rất tổn thương. Quý vị có thể bắt đầu tạo sự cảm thông ở bước này, nơi quý vị có thể cho con em thấy các giá trị của gia đình và nói lên những gì quý vị áp dụng trong đời. Quý vị có thể giúp con em quý vị tạo tinh thần cảm thông và bắt đầu có những quan điểm ngoài tầm nhìn của các em.
Ngoài việc giải quyết sự việc cụ thể này, quý vị nên nghĩ đến việc cho các em đọc thêm sách và truyện về lịch sử của người da đen và kinh nghiệm của người Mỹ gốc Phi châu. Ngoài ra còn có những cuốn sách dành cho trẻ em dùng phương pháp chống kỳ thị chủng tộc để nói về chủng tộc, sắc tộc và di sản. Xem phần Tài liệu tham khảo để biết một số liên kết hữu ích
Bản đối thoại mẫu:
“Con nghĩ, nếu ai đó không thích con vì màu da của con không thì có công bằng không? Điều đó sẽ làm cho con cảm thấy như thế nào? Con có thể không đồng ý với chuyện gì Max làm, nhưng không công bằng nếu con nói Max là người xấu. Ai cũng đều có thể làm điều sai hoặc làm tổn thương người khác, kể cả chính con. Con có nhớ bao giờ có ai đánh giá con chỉ trên một phần của con thay vì bỏ thời giờ để tìm hiểu về con không? ” |
Con em chúng ta ở trường rất nhiều và được thầy cô chăm sóc trong một khoảng thời gian lớn trong ngày. Điều quan trọng là quý vị cần cố gắng xây dựng mối quan hệ với thầy cô và nhà trường ngay từ đầu năm học để phụ huynh, gia đình và người chăm sóc có thể hợp tác với nhà trường trong việc hỗ trợ con em của chúng ta.
Khi quý vị liên lạc với thầy cô hoặc nhà trường lần đầu tiên hoặc lần duy nhất chỉ về một sự việc không hay, hoặc ngược lại, thầy cô cần liên lạc với quý vị về một vấn đề khó giải quyết nào đó, thì sẽ rất khó nói chuyện cởi mở về cách nào tốt nhất để hỗ trợ cho con em quý vị. Con em quý vị cũng nên biết có những dịch vụ hỗ trợ và người lớn trong trường có thể giúp các em. Điều này cũng đúng choi những học sinh lớn đã có thể tự quyết định và bảo vệ cho chính mình; trong việc tạo lập quan hệ với thầy cô của các em và những nhân viên khác trong trường, các em sẽ biết phải gặp ai để được giúp đỡ nếu cần.
Các khu học chánh có thể có đặt nhiều tên khác nhau cho các chức vụ này, nhưng cũng có thể không có tất cả các nhân viên ban quản trị và nhân viên hỗ trợ, Nói chung, người liên lạc đầu tiên của quý vị thường là thầy cô phụ trách lớp cho trường tiểu học, hoặc một người lớn tin tưởng được, và ở cấp trung học, một người lớn tin tưởng được như thầy cô môn học, cố vấn nhà trường hoặc một người nào trong ban hỗ trợ học sinh, đều có thể hướng dẫn quý vị tìm đến các nguồn hỗ trợ phù hợp. Nếu vấn đề không được giải quyết ở cấp thầy côn hoặc nhân viên hỗ trợ học sinh của trường, quý vị hãy liên lạc với hiệu trưởng.
Dưới đây là một số đề nghị cho mọi người liên lạc trong nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra đối với quý vị hoặc con em quý vị.
Khi quý vị liên lạc với thầy cô hoặc nhà trường lần đầu tiên hoặc lần duy nhất chỉ về một sự việc không hay, hoặc ngược lại, thầy cô cần liên lạc với quý vị về một vấn đề khó giải quyết nào đó, thì sẽ rất khó nói chuyện cởi mở về cách nào tốt nhất để hỗ trợ cho con em quý vị. Con em quý vị cũng nên biết có những dịch vụ hỗ trợ và người lớn trong trường có thể giúp các em. Điều này cũng đúng choi những học sinh lớn đã có thể tự quyết định và bảo vệ cho chính mình; trong việc tạo lập quan hệ với thầy cô của các em và những nhân viên khác trong trường, các em sẽ biết phải gặp ai để được giúp đỡ nếu cần.
Các khu học chánh có thể có đặt nhiều tên khác nhau cho các chức vụ này, nhưng cũng có thể không có tất cả các nhân viên ban quản trị và nhân viên hỗ trợ, Nói chung, người liên lạc đầu tiên của quý vị thường là thầy cô phụ trách lớp cho trường tiểu học, hoặc một người lớn tin tưởng được, và ở cấp trung học, một người lớn tin tưởng được như thầy cô môn học, cố vấn nhà trường hoặc một người nào trong ban hỗ trợ học sinh, đều có thể hướng dẫn quý vị tìm đến các nguồn hỗ trợ phù hợp. Nếu vấn đề không được giải quyết ở cấp thầy côn hoặc nhân viên hỗ trợ học sinh của trường, quý vị hãy liên lạc với hiệu trưởng.
Dưới đây là một số đề nghị cho mọi người liên lạc trong nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra đối với quý vị hoặc con em quý vị.
Tình huống |
Người để liên lạc |
Các câu hỏi tổng quát về lớp học, nội dung và chủ đề môn học |
|
Các câu hỏi tổng quát liên quan đến nhà trường (sự kiện, sử dụng công nghệ, tài khoản trang mạng liên quan đến trường, bữa ăn trưa ở trường, các chương trình đặc biệt, v.v.) |
|
Nếu quý vị cần thông dịch viên cho cuộc họp hoặc tài liệu được phiên dịch |
|
Khi quý vị cần liên lạc về một tình huống liên quan đến sức khỏe tâm thần hoặc y tế |
|
Khi con em quý vị gặp phải một sự việc về chủng tộc, quấy nhiễu bằng lời nói hoặc thể chất |
|
Khi con em quý vị từng bị bắt nạt được định nghĩa là:
|
|
Các bản email mẫu
Quý vị có thể xem các phiên bản có thể chỉnh sửa được của những bản email mẫu này (bằng tiếng Anh) trong Google Docs tại đây.
MẪU 1: TỰ GIỚI THIỆU VÀ GIỚI THIỆU CON EM VỚI THẦY CÔ TRONG ĐẦU NĂM HỌC
Email mẫu |
Ví dụ về email |
Subject line: Introducing [your child’s name] Dear Ms./Mr./Dr. ______________, My name is ______ and I am [Child’s Name]’s [relationship: parent, aunt, uncle, guardian, etc.]. We are excited to be a part of your classroom this year. As we start the new year, I wanted to share a little about [Child’s Name]. [Child’s Name] enjoys [list a few things that your child enjoys doing, hobbies, and activities], and likes to learn about [list any subjects that your child is interested in]. She/he has many strengths as well, and is [list strengths]. In the past, our child has needed some help in [list topics/areas/tasks] and has benefitted from supports like [supports] to help her/him grow as a student and an individual. The best way to contact me is by [phone/text/email] at [phone number/email address]. The best times to reach me are [days, times of day: morning, afternoon, evenings]. What is the best way to contact you throughout the school year and what is the best way to get help outside of school hours? Thank you in advance for your time. We look forward to a good school year. Sincerely, [Your name] |
Subject line: Introducing Tony Dear Ms./Mr./Dr. ______________, My name is Meihua Zhang and I am Tony’s aunt and caregiver. We are excited to be a part of your classroom this year. As we start the new year, I wanted to share a little about Tony. He enjoys reading, creating art, playing soccer, and likes to learn about current events. He has many strengths as well, and is independent, organized, and thoughtful. In the past, Tony has needed some help in adjusting to new situations and has benefitted from supports like having a consistent schedule, clear expectations, and building a trusting relationship with an adult at the school to help him grow as a student and an individual. The best way to contact me is by text message at 860-XXX-XXXX. The best times to reach me are Monday before noon and Thursdays between 11:00am and 2:00pm. What is the best way to contact you throughout the school year and what is the best way to get help outside of school hours? Thank you in advance for your time. We look forward to a good school year. Sincerely, Meihua Zhang |
MẪU 2: YÊU CẦU THÔNG DỊCH VIÊN (NÓI CHUYỆN) HOẶC TÀI LIỆU PHIÊN DỊCH (BẢN VIẾT)
Email mẫu |
Ví dụ về email |
Subject line: Request for translated materials and interpretation Dear Ms./Mr./Dr. ________________, My name is ______ and I am [Child’s Name]’s [relationship: parent, aunt, uncle, guardian, etc.]. I speak [language] and would like to have school materials in my home language so I can support my child at home. I would also like to know what interpreter options are available. Thank you in advance for your time. I look forward to learning more about school activities and initiatives and ways that I can continue to support my child. Sincerely, [Your name] |
Subject line: Request for translated materials and interpretation Dear Ms./Mr./Dr. ________________, My name is Yuri Tanaka and I am Maya’s parent. I speak Japanese and would like to have school materials in my home language so I can support my child at home. I would also like to know what interpreter options are available. Thank you in advance for your time. I look forward to learning more about school activities and initiatives and ways that I can continue to support my child. Sincerely, Yuri Tanaka |
MẪU 3: LIÊN LẠC VỚI CỐ VẤN NHÀ TRƯỜNG/NHÂN VIÊN XÃ HỘI VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA ĐỨA TRẺ
Email mẫu |
Ví dụ về email |
Subject line: Request for meeting Dear Ms./Mr./Dr. ________________, My name is ______ and I am [Child’s Name]’s [relationship: parent, aunt, uncle, guardian, etc.]. I would like to speak with you because I am worried about my child's mental health. I would like to learn about what services the school can provide to help my child. The best way to contact me is by [phone/text/email] at [phone number/email address]. The best times to reach me are [days, times of day: morning, afternoon, evenings]. Thank you for your time. I look forward to hearing from you. Sincerely, [Your Name] |
Subject line: Request for meeting Dear Ms./Mr./Dr. ________________, My name is Andy Tran and I am Derek’s father. I would like to speak with you because I am worried about Derek’s mental health. I would like to learn about what services the school can provide to help my child. The best way to contact me is by email at [email protected]. The best times to reach me are Monday mornings or Wednesdays after 3pm. Thank you for your time. I look forward to hearing from you. Sincerely, Andy Tran |
MẪU 4: LIÊN LẠC VỚI THẦY CÔ/CỐ VẤN/CỐ VẤN NHÀ TRƯỜNG VỀ SỰ VIỆC BẮT NẠT XẢY RA
Email mẫu |
Ví dụ về email |
Subject line: Concern about bullying Dear Ms./Mr./Dr. ________________, My name is ______ and I am [Child’s Name]’s [relationship: parent, aunt, uncle, guardian, etc.]. [Child's Name] has been bullied at school and I am requesting [action you would like school to take]. The bullying incident(s) occurred on [date(s) and time(s), be as specific as possible]. The bullying involved [bullying student's information, including name & grade], who [describe how they bullied your child]. As a result of these incidents, [list the negative effects on your child]. I am requesting a meeting with you [list specific time frame] to discuss next steps and interventions to ensure that this bullying will stop. I am attaching the "incident sheet" [see below for template] so that the school can interview witnesses and others involved as you investigate the bullying incident. Once a thorough investigation has been done, please provide the full and final report for us to see. School is supposed to be a safe space for all students and it’s the school’s responsibility to provide an environment where everyone can thrive, including [Child's name]. The best way to contact me is by [phone/text/email] at [phone number/email address]. [If desired: Please keep this information confidential until our meeting.] Best, [Your Name] |
Subject line: Concern about bullying Dear Ms./Mr./Dr. ________________, My name is Kris Bui and I am Sam’s guardian. Sam has been bullied at school and I am requesting an investigation and a prompt response from the school district to ensure that it will stop. The bullying incidents occurred on 10/4, 10/11, and 10/29 immediately after school as they transitioned to the bus in the library hallway. The bullying involved 10th graders (name of student) and (name of student) who repeatedly slammed Sam into the lockers while a 9th grader (name of student) threw Sam’s phone on the ground. (name of student) and (name of student) witnessed the incidents, and the 11th grade English teacher was finally able to disrupt the incident enough for other teachers to help. As a result of these incidents, he has missed school due to stress related stomach issues and is refusing to go back to school. I am requesting a meeting with you this week to discuss next steps and interventions to ensure that this bullying will stop. I am attaching the “incident sheet” so that the school can interview witnesses and others involved as you investigate the bullying incident. Once a thorough investigation has been done, please provide the full and final report for us to see. School is supposed to be a safe space for all students and it’s the school’s responsibility to provide an environment where everyone can thrive, including Sam. The best way to contact me is by email ([email protected]) or phone call at 860-XXX-XXXX. Best, Kris Bui |
BẢNG MẪU GHI HỒ SƠ VỀ SỰ VIỆC
Thành lập một bảng ghi nhận về sự việc xảy ra riêng cho từng sự việc. Tải mẫu trên Google Docs tại đây.
Ngày/giờ xảy ra sự việc |
Điền vào |
Những học sinh liên can |
Điền tên, gồm cả những người ngoại cuộc |
Nơi xảy ra sự việc |
Thí dụ, sân chơi, phòng ăn, hành lang, qua mạng |
Hình thức sự việc |
Thí dụ, đụng chạm, đánh nhau, lời nói, qua mạng |
Hình thức quấy nhiễu |
Thí dụ, phân biệt chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, tình dục, khuyết tật, giới tính, LGBTQ, hoàn cảnh gia đình, tầng lớp kinh tế xã hội |
Tóm tắt ngắn gọn về sự việc và ảnh hưởng đến đứa trẻ |
Điền vào và chụp ảnh các vết thương, nếu có, hoặc ảnh chụp màn hình của sự việc xảy ra trên mạng |
Lời khai của nhân chứng/người ngoại cuộc |
Điền vào |
Nhân viên nhà trường đã được báo cáo về sự việc |
Điền vào và lưu giữ tất cả hồ sơ ghi thông tin về sự việc |
Phương pháp giải quyết của nhà trường mà các bên cùng đồng ý |
Điền vào |
Thư từ, cách liên lạc hoặc những điều thực hiện tiếp theo với nhà trường |
Điền vào |
Talking to Kids about Race:
"Bullying & Bias," Learning for Justice (https://www.learningforjustice.org/topics/bullying-bias?gclid=CjwKCAjwg4-EBhBwEiwAzYAlsm-nKZvmH-CifnIUBSbkcYKdOGFcOukApRrqMY_TpwQEfHJLIrax1hoC4KUQAvD_BwE)
"How to Resolve Racially Stressful Situations," Howard C. Stevenson, TedTalk (https://www.ted.com/talks/howard_c_stevenson_how_to_resolve_racially_stressful_situations?language=en)
Resmaa Menakem, My Grandmother's Hands: Racialized Trauma and the Pathway to Mending Our Hearts and Bodies (Book)
"Our Black History Month Reading List for Asian Americans," 18 Million Rising (https://18millionrising.org/2020/02/bhm_reads.html).
"How to Talk to Your Kids About Anti-Racism: A List of Resources," PBS (https://www.pbssocal.org/education/how-to-talk-to-your-kids-about-anti-racism-a-list-of-resources)
Howard C. Stevenson, Promoting Racial Literacy in Schools: Differences that Make a Difference (Book)
"Storytelling for Social Justice," Lee Anne Bell, Harvard Educational Review (https://www.hepg.org/her-home/issues/harvard-educational-review-volume-81-number-2/herbooknote/storytelling-for-social-justice_363)
Asian American History:
Erika Lee, The Making of Asian America (Book)
Shelley Sang-Hee Lee, A New History of Asian America (Book)
PBS, Asian Americans (film series), (www.pbs.org/weta/asian-americans/)
Lesson plans based on the PBS series (pbslearningmedia.org/collection/asian-americans-pbs/)
IH's lesson plans on Asian American History (www.immigranthistory.org/lessonplans.html)
"Bullying & Bias," Learning for Justice (https://www.learningforjustice.org/topics/bullying-bias?gclid=CjwKCAjwg4-EBhBwEiwAzYAlsm-nKZvmH-CifnIUBSbkcYKdOGFcOukApRrqMY_TpwQEfHJLIrax1hoC4KUQAvD_BwE)
"How to Resolve Racially Stressful Situations," Howard C. Stevenson, TedTalk (https://www.ted.com/talks/howard_c_stevenson_how_to_resolve_racially_stressful_situations?language=en)
Resmaa Menakem, My Grandmother's Hands: Racialized Trauma and the Pathway to Mending Our Hearts and Bodies (Book)
"Our Black History Month Reading List for Asian Americans," 18 Million Rising (https://18millionrising.org/2020/02/bhm_reads.html).
"How to Talk to Your Kids About Anti-Racism: A List of Resources," PBS (https://www.pbssocal.org/education/how-to-talk-to-your-kids-about-anti-racism-a-list-of-resources)
Howard C. Stevenson, Promoting Racial Literacy in Schools: Differences that Make a Difference (Book)
"Storytelling for Social Justice," Lee Anne Bell, Harvard Educational Review (https://www.hepg.org/her-home/issues/harvard-educational-review-volume-81-number-2/herbooknote/storytelling-for-social-justice_363)
Asian American History:
Erika Lee, The Making of Asian America (Book)
Shelley Sang-Hee Lee, A New History of Asian America (Book)
PBS, Asian Americans (film series), (www.pbs.org/weta/asian-americans/)
Lesson plans based on the PBS series (pbslearningmedia.org/collection/asian-americans-pbs/)
IH's lesson plans on Asian American History (www.immigranthistory.org/lessonplans.html)